3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất đối với sự phát triển của thai nhi vì vậy bản thân mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
- Metronidazol là thuốc gì? công dụng và liều dùng
- Dấu hiệu nhận biết ung thư vòm họng
- Những thời gian cho con bú không tốt các mẹ cần phải tránh
4 bí kíp chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu tốt nhất
Chuyên trang tin tức Y tế cho hay: 3 tháng đầu chính là khoảng thời gian mẹ bầu gặp khủng khoảng nhất, thường xuyên đối mặt với những cơn nghén vô cùng mệt mỏi. Vì vậy, giai đoạn này rất quan trọng không chỉ thai nhi mà cả bản thân người mẹ nên hết sức cẩn trọng. Tin tức mà trang cập nhật được hiện có 4 bí kíp giúp mẹ bầu khỏe mạnh trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Khám thai định kỳ
Đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển các giác quan, vì thế người mẹ cần thường xuyên kiểm tra để tránh các dị tật bẩm sinh. Đặc biệt, việc khám thai định kỳ giúp mẹ bầu biết được tình trạng cơ thể để chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Ngoài ra, các bà mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất mang thai. Chẳng hạn, nếu có dấu hiệu ra máu, đau nhẹ, co thắt ở vùng bụng dưới, mẹ bầu nên nhờ bác sĩ kiểm tra liệu những triệu chứng này có bình thường không.
Cải thiện tình trạng ốm nghén
Hầu hết, 3 tháng đầu mang thai ai cũng gặp tình trạng ốm nghén khiến mẹ bầu không ăn được cơm, cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên, tình trạng ốm nghén có thể được cải thiện chỉ với một số mẹo vặt mà Dược sĩ Phạm Mai Lan – giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội chia sẻ:
Cải thiện tình trạng ốm nghén – 3 tháng đầu thai kỳ
- Khi thức dậy, chỉ cần nhấp nháp một chút bánh quy hoặc nho khô và nằm nghỉ khoảng 20 – 30 phút trước khi ra khỏi giường.
- Nên chia bữa ăn trong ngày thành 5 – 6 bữa ăn phụ và nên chuẩn bị những đồ ăn vặt trong túi để phòng khi cơn nghén.
- Kết thân với những thực phẩm như gừng, vỏ cam, củ cải…
Bảo vệ giấc ngủ của mẹ
Thời kỳ mang thai khiến hormone người mẹ thay đổi – một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ trong 3 tháng đầu thai kỳ. Để tránh tình trạng mất ngủ khi mang thai, bạn nên tránh những món chiên, rán đầy dầu mỡ trước khi đi ngủ.
Đặc biệt, mẹ bầu nên hạn chế uống quá nhiều nước vào buổi tối nhằm giảm tần suất đi vệ sinh, không ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Theo chuyên gia Lê Lan Anh – từng tốt nghiệp Cao đẳng Y Dược Cần thơ chia sẻ: mẹ bầu nên áp dụng tư thế nằm ngủ nghiêng sang bên trái và đặt một chiếc gối mềm mại ở giữa sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn. Đồng thời, tư thế này rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Nếu trường hợp mất ngủ không được cải thiện, nên báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm. Không nên tự ý mua thuốc ngủ hoặc thuốc an thần, một số loại thuốc có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe cục cưng của bạn.
Nâng niu làn da
Thời kỳ mang thai khiến da mặt mẹ bầu bị xám lại hoặc những đốm mụn li ti, vì vậy các mẹ không nên dùng tay nặn hay sờ lên mặt vì những vi khuẩn trên tay có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, nên sử dụng sữa rửa mặt có chiết xuất tự nhiên, làm sạch da mỗi ngày 2 lần. Bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho da như các loại trái cây giàu vitamin A, C…
Nguồn: Điều dưỡng đa khoa