Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Sức Khoẻ Làm Đẹp >> 4 bài thể dục nhẹ nhàng giảm mệt mỏi ai cũng có thể tập

4 bài thể dục nhẹ nhàng giảm mệt mỏi ai cũng có thể tập

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi và cảm thấy căng thẳng sau một ngày dài làm việc, vì vậy những bài thể dục nhẹ nhàng dưới đây sẽ giúp bạn thư giãn và còn tăng độ dẻo dai và điều chỉnh được tư thế.

Tư thế rắn hổ mang thư giãn cổ và lưng

‏Tư thế rắn hổ mang thư giãn cổ và lưng

Tư thế rắn hổ mang: thư giãn cổ và lưng‏

‏Đây là một bài tập nhẹ nhàng giúp tăng cường cho sức mạnh phần cột sống từ lưng cho đến cổ, nhờ vậy bài tập này giúp giảm mỏi mệt hiệu quả. Trong Yoga đây cũng được xem là bài tập hỗ trợ giúp giảm đau phù hợp cho những người mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ.‏

‏Bài tập thực hiện vào sáng sớm hoặc chiều tối, sau bữa ăn từ 4 – 5 giờ đồng hồ. Các bước thực hiện bài tập như sau:‏

‏- Nằm sấp trên thảm. Duỗi thẳng 2 chân ra sau sao cho mũi bàn chân chạm với sàn,  chân thả long thoải mái. Hai tay đặt xuôi dọc theo cơ thể, khuỷu tay sát áp cơ thể.‏

‏- Chống 2 tay lên thảm, dùng lực ấn đùi, hông chạm sát sàn và từ từ nâng phần thân trên lên.‏

– Kéo căng cơ thể sao cho hết mức có thể. Chú ý là kéo vai ngược về sau và giữ hông cho thật chặt.‏

‏- Giữ nguyên tư thế trong vòng từ 15 đến 30 giây rồi quay trở về tư thế ban đầu, thư giãn.‏

Lưu ý:  không nên thực hiện động tác quá sức ép mình nâng người hay cổ quá sức để tránh gây chấn thương. Nếu cảm thấy bài tâp khó khăn, bạn không nhất thiết phải thẳng tay khi nâng người mà chỉ cần đẩy người để rốn không chạm sàn.

Tư thế vặn người kéo giãn vai và hông

Tư thế vặn người kéo giãn vai và hông

Động tác vặn cột sống: kéo giãn vai và hông

Bác sĩ, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia biết: Bài tập này là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp bạn thư giãn phần cổ, vùng vai, lưng và cánh tay cho đỡ mỏi sau một ngày ngồi làm việc kéo dài. Động tác này cũng giúp bạn giảm sự căng cứng các khối cơ ở vai, phần thân trên và lưng dưới.‏

‏Cách thực hiện bài tập như sau:‏

‏- Ngồi trên thảm, giữ cho lưng thẳng, hai tay đặt bên hông, hai chân duỗi thẳng trước mặt.‏

‏- Gập đầu gối chân phải, đặt gót chân bên phải ngay bên ngoài hông trái, ống chân phải trên mặt đất.‏

‏- Gập đầu gối chân trái, đặt bàn chân trái lên mép hông phải. ‏

‏- Hít vào và đồng thời kéo căng cột sống. Thở ra và xoay vặn người, phần thân trên  ra sau hết mức có thể sang trái. Tay phải đặt lên thảm, tay trái đặt trên đùi chân phải.‏ (Chú ý giữ cho lưng thẳng, mông trên thảm và cảm nhận được sự kéo căng của các cơ trong từng hơi thở.)

– Giữ tư thế tầm 30 – 60 giây rồi đổi bên.‏

‏Lưu ý: nếu gập gối khiến cho bạn cảm thấy đau, bạn có thể đổi bằng cách là duỗi thẳng chân ngay trước mặt.

Bài tập giãn cánh tay

Bài tập giãn cánh tay

Bài tập giúp thư giãn cánh tay‏

‏Với bài tập nhẹ nhàng cho cánh tay giúp bạn kéo dãn tối đa từ phần cánh tay cho đến các ngón tay, giúp toàn bộ phần tay của bạn được thư giãn, giảm nhức mỏi.‏

‏Các bước thực hiện bài tập bài tập thư giãn cánh tay như:‏

‏- Ngồi thẳng lưng đồng thời duỗi thẳng hai chân.‏

‏- Co gối lại để thu chân về gần với cơ thể.‏

– ‏Giơ tay phải lên, gập khuỷu tay đồng thời đưa ra sau lưng sao cho khuỷu tay hướng thẳng lên trần nhà còn các ngón tay thì duỗi xuống dọc với thân người. Tay trái bạn cũng đưa ra sau và đan hai bàn tay lại với nhau.‏

‏- Giữ nguyên tư thế như vậy trong 5 nhịp đếm, sau đó đổi bên và lặp lại động tác.

Bài tập kéo giãn đầu gối

Bài tập kéo giãn đầu gối

Bài tập giúp kéo giãn đầu gối‏

Điều dưỡng, giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu cho biết ‏với bài tập này giúp chữa đau đầu gối bới bài tập sẽ tác động chủ yếu vào phần gân kheo và mông. Ngoài ra, động tác này cũng giúp keo căng phần gót chân, bắp chân và cả đùi.‏

Bài tập thực hiện như sau:‏

‏- Đứng thẳng người đồng thời mở rông hai chân bằng vai.‏

‏- Cong đầu gối để bàn chân của bạn đặt ở phần mông.‏

‏- Lấy tay nắm phần mắt cá chân và nhẹ nhàng kéo nó về phía mông càng nhiều càng tốt. Nếu chưa giữ thăng bằng tốt, có thể sử dụng ghế hỗ trợ hoặc đứng tập gần tường.‏

– ‏Giữ tư thế trong 30 giây rồi đổi chân. Thực hiện động tác 2 lần cho mỗi bên.

dieuduongdakhoa.com

Check Also

Các thay đổi về mắt cần lưu ý trong thời kỳ mang thai

Khi mang thai, có một số thay đổi bình thường và bất thường ảnh hưởng ...