Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Tin Y tế giáo dục >> Những điều cần biết về bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Những điều cần biết về bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh lupus ban đỏ khá thường gặp nhưng thực tế vẫn chưa có nhiều người biết đến căn bệnh này. Tuy bệnh không ảnh hưởng nhiều tới tính mạng con người, nhưng gây mất thẩm mỹ, gây ra nhiều tổn thương cả tinh thần.

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Bệnh lupus ban đỏ là bệnh gì?

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, bệnh lupus ban đỏ là một căn bệnh tự miễn ở bộ phận của các mô liên kết trong cơ thể, và chúng có thể gây ảnh hưởng có hại đến trực tiếp mọi bộ phận, cơ quan trong cơ thể.

Lupus ban đỏ cũng tương tự như các bệnh tự miễn khác, với hệ thống miễn dịch tấn công trực tiếp vào các tế bào và mô của cơ thể, gây ra tình trạng viêm và hủy hoại phần mô.

Ngoài ra thì khi bị lupus ban đỏ ở dạng hệ thống còn nguy hiểm hơn, với các mô liên kết bị tổn thương, các cơ quan do hệ thống miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn gây ảnh hưởng tới những bộ phận cơ quan khác như:

Tim, da, mạch máu, phổi, gan, thận, hệ thần kinh, các khớp xương. Và bệnh này hay gặp chủ yếu là ở đàn ông, từ độ tuổi 15-50 và hay gặp phổ biến những người không có nguồn gốc Châu Âu.

Khi bị lupus ban đỏ hệ thống cũng có thể dẫn tử vong, nhưng với kỹ thuật khoa học hiện nay thì tình trạng tử vong sẽ ít hơn.

Nguyên nhân gây nên bệnh lupus ban đỏ

Bệnh lupus ban đỏ có thể là do các nhóm vi khuẩn cầu chuỗi A gây nên.

Loại vi khuẩn này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây ảnh hưởng trực tiếp với bề mặt của da, dẫn đến tình trạng phát ban màu đỏ ở xung quanh vùng da mặt ở hai cánh mũi, hai bên má,…

Ngoài ra thì nguyên nhân chính gây ra bệnh vẫn chưa thực sự được xác định rõ, và một số yếu tố sau đây cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh lupus ban đỏ.

Yếu tố gen, di truyền

Nhiều nghiên cứu y học cho biết, lupus ban đỏ có sự liên yếu tố di truyền học.

Với những người có thành viên người thân trong gia đình đã từng mắc lupus ban đỏ hệ thống thì chắc chắn thế hệ sau, tỉ lệ cao hơn là thế hệ thứ nhất là dễ bị mắc bệnh hơn.

Đặc biệt ở những gen quan trọng nhất, thuộc vùng gen kháng nguyên bạch cầu người, thuộc nhiễm sắc thể số 6 thì rất dễ di truyền và mắc bệnh lupus ban đỏ.

Do yếu tố kích hoạt từ môi trường

Môi trường sống cũng chính là một trong những nguyên nhân hàng đâu gây ra bệnh lupus ban đỏ, không chỉ làm hình thành bệnh mà còn có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Bao gồm một số loại như:

Sử dụng các loại thuốc như thuốc trầm cảm, thuốc kháng sinh, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều( đặc biệt tia UV dễ làm thay đổi cấu trúc AND, dẫn đến việc hình thành các loại kháng thể tự miễn), hocmoon thay đổi( hocmoon sinh dục estrogen ở nữ giới dễ hình thành bệnh, đặc biệt là phụ nữ mang thai cũng dễ mắc lupus ban đỏ cao gấp 10 lần so với đàn ông), bị viêm nhiễm, nhiễm khuẩn…

Ngoài ra thì cũng có nhiều ý kiến cho rằng những người phụ nữ thường xuyên bơm ngực bằng silicone cũng có thể tạo ra những kháng thể tự miễn và chống lại colagen của chính họ.

Do tương tác thuốc

Với việc phản ứng thuốc ở những người đang trong quá trình điều trị bệnh lâu dài thì cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh lupus ban đỏ.

Theo thống kê thì có khoảng 400 loại thuốc có thể gây ra bệnh như procainamide, hydralazine, phenytoin.

Biểu hiện và triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ

Theo các giảng viên Cao đẳng điều dưỡng Sài Gòn cho biết: Triệu chứng khi mắc bệnh lupus ban đỏ thường khởi phát khá sớm, cũng tương tự như các bệnh tự miễn khác người bệnh cũng sẽ có những biểu hiện cụ thể và riêng biệt như:

Biều hiện về da liễu

Biểu hiện cụ thể nhất về lupus ban đỏ thể hiện rất rõ qua da liễu như: Vảy nến màu đỏ dày trên da, cảm thấy ngứa ngáy, gây tổn thương đến da và gây cảm giác khó chịu, mất thẩm mỹ.

Ngoài ra cũng những người mắc bệnh có có một số triệu chứng khác như: Rụng tóc, bị loét miệng, mũi, âm đạo.

Biểu hiện về cơ xương

Khi mắc bệnh lupus ban đỏ thì cũng thường có những triệu chứng về đau nhức xương khớp, và toàn bộ các khớp trong cơ thể đều sẽ bị ảnh hưởng nhưng đặc biệt là những khớp nhỏ ở tay và cổ tay dễ bị tổn thương nhiều nhất.

Biểu hiện về huyết học

Khi mắc lupus ban đỏ thì bệnh nhân dễ bị thiếu máu, thiếu sắt. Đặc biệt với lượng tiểu cầu và bạch cầu giảm mạnh, một phần là do tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị gây ra.

Biểu hiện ở tim

Khi bị lupus ban đỏ dễ bị viêm các phần khác nhau ở tim, đặc biệt như viêm màng ngoài ti, viêm màng trong tim, viêm cơ tim.

Biểu hiện về hệ thần kinh

Những biểu hiện về hội chứng thần kinh như đột quỵ, viêm nhiễm,rối loạn thính giác, động kinh, loạn tâm thần… đều có thể xuất hiện ở bệnh lupus ban đỏ, do ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thân kinh trung ương và ngoại biên.

Bị mê sảng

Đây còn được gọi là hội chứng Guilain – Barre, ngoài ra còn có biểu hiện với các bệnh như: bệnh tủy sống, tổn thương đám rỗi, viêm màng não vô trùng, thần kinh tự miễn,…

Mệt mỏi

Khi mắc bệnh lupus ban đỏ cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên, dễ bị trầm cảm, sụt cân không rõ lý do,…

Biện pháp phòng tránh bệnh lupus ban đỏ

Theo tin tức y dược, vì mọi người chưa có hiểu rõ về lupus ban đỏ nên chưa thể phòng ngừa được, vậy nên khi đã hiểu rõ về bệnh và nguyên nhân gây ra thì hãy áp dụng một số cách phòng bệnh sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với tia cực tiếp, ánh nắng mặt trời. Nên sử dụng kem chống nắng mỗi khi ra đường, hoặc sử dụng quần áo chống nắng, mũ, nón, che mặt kín đáo mỗi khi ra đường.
  • Chế độ ăn uống khoa học, hạn chế ăn thức ăn có nhiều mỡ động vật, tăng cường các loại thức ăn giàu mỡ cá, bổ sung canxi, vitamin D, Folat. Không sử dụng chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá.
  • Phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn, giữ vệ sinh chung. Giữ môi trường sống luôn sạch sẽ, ngăn nắp.
  • Tiêm phòng vacxin như cúm, viêm phổi.
  • Khi thấy có những biểu hiện lạ nên đến gặp trực tiếp trung tâm y tế để được khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời.
  • Hoạt động và làm việc không quá sức, hạn chế lo lắng, suy nghĩ, mất ngủ.

Hi vọng qua bài viết này thì mọi người đã hiểu rõ hơn về bệnh để có thể phát hiện và điều trị kịp thời khi có biểu hiện khác thường một cách hiệu quả nhất.

Check Also

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh và những điều cần lưu ý cho cha mẹ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ mắc chàm sữa, một bệnh có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, khiến trẻ quấy khóc và ăn ngủ kém. Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh có thể dẫn đến viêm bội nhiễm.