Bệnh tiểu đường có thể được ví như “kẻ giết người lặng thầm” bởi những biến chứng rất nguy hiểm của nó ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không chữa trị kịp thời.
- Công dụng tuyệt vời của tinh dầu gấc với sức khỏe
- 10 dấu hiệu lạ của cơ thể cảnh báo sức khỏe bạn đang gặp vấn đề
Các dấu hiệu nhận biết của bệnh tiểu đường?
Cuộc sống của người bị bệnh tiểu đường thường có bị suy giảm hơn so với những những người bình thường. Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược TPHCM cho biết các triệu chứng thường là khát nước, uống nhiều nước, đói nhiều, tiểu nhiều, lượng nước tiểu và lượng đường trong máu tăng cao. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên và đa phần là ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Chúng ta cần chú ý các dấu hiệu và kịp thời chữa trị là việc rất quan trọng, tránh tình trạng bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Dấu hiệu chung của người bị tiểu đường là luôn cảm thấy khát nước, lại thường xuyên đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm. Khiến người bệnh luôn bị uể oải, mệt mỏi, cân nặng giảm sút, cơ quan sinh dục bị ngứa hay bị nấm bởi bị tái phát nhiều lần.
Thường có 2 dạng chính của bệnh tiểu đường: tiểu đường type 1 và tiểu đường typ 2. Trong đó, dạng type 1 có xu hướng phát triển nhanh hơn so với loại type 2, chỉ trong 2 tuần đã thấy mức độ nghiêm trọng thấy rõ. Bệnh ở type 2 thường có các triệu chứng nhẹ hơn nên dường như mọi người thường “xem nhẹ” và bỏ qua, không biết mình mang bệnh trọng người. Các triệu chứng thường gặp của tiểu đường type 2 là táo bón, chuột rút, mắt ngày càng kém, dễ bị nhiễm trùng…
Theo Điều dưỡng đa khoa: Nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường là bởi thiếu insulin. Tiểu đường type 1 là do hàm lượng insulin trong cơ thể bị thiếu hụt. Tiểu đường type 2 bởi sự bài tiết của cơ thể không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Cũng chính bởi những nguyên nhân đấy mà lượng đường trong máu bị thiếu hụt và gây nên bệnh tiểu đường.
Các biện pháp điều trị bệnh tiểu đường
Điều trị bằng chế độ ăn uống: Giảng viên Cao đẳng Y dược Sài Gòn cho biết đảm bảo chế độ ăn uống rất cần thiết cho người bị bệnh tiểu đường, đầy đủ chất béo, chất đạm, vitamin, muối khoáng và với mức độ hợp lý. Tối đa thịt chỉ nên ăn 2 bữa, bổ sung nhiều rau và các ngũ cốc. “Khai trừ” các loại thức ăn có nhiều dầu mỡ, hãy bổ sung nhiều thức ăn có ít năng lượng như nấm khô, rau, dưa chuột…Ngay cả khi không muốn ăn cũng không nên bỏ bữa. Ăn chậm, nhai kỹ. Không nên ăn quá nhiều dù ngon miệng, không ăn đồ rán, chiên, ăn nhiều thức ăn dưới dạng nấu chín hay luộc. Cần hạn chế số lượng thức ăn một cách từ từ theo thời gian. Khi kiêng ăn một cách đột ngột sẽ có ảnh hưởng xấu đến đường huyết. Không được tùy ý giảm cân mà cần có quá trình duy trì chế độ ăn uống. Kiên nhẫn và tuân thủ các loại thức ăn theo từng thành phần, hạn chế chất béo, nhất là mỡ động vật, ăn vừa phải chất xơ, hạn chế ăn mặn, rượu bia và thức uống có cồn.
Điều trị bệnh tiểu đường bằng thảo dược: Cách điều trị bằng thảo dược được nhiều người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt như nha đam, mướp đắng, cây hung quế, cây cà ri, lá xoài…Khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh có thể kết hợp sử dụng các loại thảo dược cùng với việc điều trị sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
Điều trị bằng chế độ vận động: Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2 cần luyện tập khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày, khoảng 3 – 5 ngày/tuần được Liên đoàn đái tháo đường thế giới khuyến cáo thực hiện. Thực hiện nhiều vận động như chạy, đi bộ, đi xe đạp, nhảy dây…nhằm làm tăng nhịp tim và tần số hô hấp, thực hiện đối kháng 3 lần/tuần.
Nếu đã có những biến chứng thần kinh ngoại biên và tự chủ thì người bệnh chỉ nên có những vận động nhẹ nhàng, không mang hay vác vật nặng, đạp xe, chèo thuyền, chú ý những động tác vận động tay, động tác tại chỗ. Hạn chế và tránh những vận động kéo dài.