Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Tin Y tế giáo dục >> Tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc

Tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Viêm da tiếp xúc là một dạng bệnh da liễu, gây ảnh hưởng đến tâm lý cũng như chất lượng của sống người bệnh. Khi nắm bắt rõ nguyên nhân, triệu chứng sẽ là tiền đề quan trọng để phòng ngừa và điều trị triệt để căn bệnh này.

Các dạng bệnh viêm da tiếp xúc thường gặp

Bệnh viêm da tiếp xúc là gì?

Viêm da tiếp xúc hay còn gọi là chàm tiếp xúc là một dạng kích ứng da phổ biến. Viêm da tiếp xúc không gây hại tới sức khỏe nhưng sẽ gây khó chịu. Bệnh xảy ra do da tiếp xúc với chất gây kích ứng, thường gặp nhất là hóa mỹ phẩm hoặc các loại cây độc. Bệnh không lây truyền và nguyên nhân gây kích ứng sẽ khác với từng người.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc

Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp việc điều trị và phòng chống bệnh đạt hiệu quả cao hơn. Thông thường, bệnh nhân dễ trở thành nạn nhân của bệnh viêm da tiếp xúc là do:

Cơ địa

Bị dị ứng với những tác nhân như nấm và vi khuẩn. Khi các tác nhân này tấn công, hệ miễn dịch không đủ sức chống lại nên da bị tổn thương ở lớp thượng bì. Nếu tình trạng không được khắc phục sẽ ngày càng xuất hiện nhiều biểu hiện trên da có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường.

Di truyền

Là một trong số những nguyên nhân chủ đạo dẫn đến căn bệnh này. Nếu gia đình có người mắc bệnh thì khả năng bạn bị viêm da tiếp xúc sẽ cao hơn những bệnh nhân khác.

Sức đề kháng yếu

Không có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh. Thông thường nguyên nhân này hay gặp ở trẻ em, người già và phụ nữ đang mang thai.

Thực phẩm

Một số loại thực phẩm có thể làm tăng phản ứng trong cơ thể, làm giải phóng histamin và xuất hiện các hiện tượng dị ứng. Điều này hay xảy ra khi ăn hải sản, đậu phộng, sữa…

Môi trường bị ô nhiễm

Cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh viêm da tiếp xúc.

Sử dụng thuốc tây

Đặc biệt là thuốc corticoid có thể làm da yếu đi, dễ trở thành mục tiêu tấn công của các tác nhân gây bệnh.

Triệu chứng để chẩn đoán bệnh viêm da tiếp xúc

Theo chuyên mục tin tức y dược, chia sẻ, nếu nhận biết các triệu chứng viêm da tiếp xúc sớm thì việc điều trị bệnh sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Các biểu hiện bệnh rất khác nhau tùy theo tình trạng bệnh, đây cũng là căn cứ để bác sĩ có thể quyết định chính xác bệnh nhân nên điều trị bằng loại thuốc nào.

Giai đoạn cấp tính

Bệnh nhân hay có dấu hiệu bị dát đỏ có ranh giới rõ ràng. Đồng thời da có dấu hiệu phù nề và trên bề mặt da có mụn nước và có sẩn. Trong trường hợp mụn nước vỡ sẽ gây tiết dịch, đóng vảy nước và ngứa.

Giai đoạn mãn tính

Nếu bệnh không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn này. Thông thường da sẽ dày, bị liken hóa, nếp da sâu tạo thành những đường kẻ song song hoặc hình thoi, bị bong vảy ra.

Ngoài ra, khi bị bệnh viêm da tiếp xúc, những biểu hiện bệnh thường tập trung ở da mặt, da đầu, mí mắt, dái tai, môi, tay, bàn chân, bộ phận sinh dục… với các biểu hiện bệnh rất khác nhau.

Các dạng bệnh viêm da tiếp xúc thường gặp

Theo các giảng viên Cao đẳng điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ, để thuận lợi hơn cho việc điều trị bệnh, các bác sĩ cũng chia bệnh thành nhiều dạng khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân như sau:

Viêm da tiếp xúc do côn trùng

Một số loại côn trùng như kiến ba khoang, ong… có thể gây phản ứng trên da khi tiếp xúc và tạo ra các dấu hiệu bệnh.

Với trường hợp này, bệnh nhân thường có biểu hiện những tổn thương có dấu hiệu như dát đỏ như vết trầy xước. Đồng thời có dấu hiệu phù nề với nhiều kích thước. Trên da cũng có dấu hiệu của mụn nước làm cho bệnh nhân bị đau nhức và mệt mỏi.

Viêm da tiếp xúc dị ứng

Thường xuất hiện khi bệnh nhân tiếp xúc với các dị nguyên như lông vật nuôi, tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa… Theo thống kê thì có gần 4000 tác nhân dị nguyên có thể dẫn đến bệnh viêm da tiếp xúc.

Viêm da tiếp xúc kích ứng

Tình trạng này làm da có biểu hiện như bị bỏng. Nguyên nhân thường là do tiếp xúc với hoạt chất hóa học mạnh, thuốc tẩy, tia cực tím… Với những trường hợp này thì việc điều trị bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đồng thời sau khi lành bệnh cũng dễ để lại dấu tích do các biểu hiện bệnh ăn sâu vào tế bào da.

Check Also

Các thay đổi về mắt cần lưu ý trong thời kỳ mang thai

Khi mang thai, có một số thay đổi bình thường và bất thường ảnh hưởng ...