Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Sức Khoẻ Làm Đẹp >> Mối liên quan giữa hệ khuẩn chí đường ruột và trầm cảm?

Mối liên quan giữa hệ khuẩn chí đường ruột và trầm cảm?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trầm cảm là một bệnh lý phổ biến đang ảnh hưởng tới 350 triệu người trên thế giới. Thậm chí còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và gây nên hậu quả nghiệm trọng. Vậy mối liên quan giữa hệ khuẩn chí đường ruột và trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một bệnh lý phổ biến đang ảnh hưởng tới 350 triệu người trên thế giới

Trầm cảm là một bệnh lý phổ biến đang ảnh hưởng tới 350 triệu người trên thế giới 

Mối liên quan giữa hệ khuẩn chí đường ruột và trầm cảm là gì?

Theo bác sĩ giảng viên Trung cấp Y sĩ đa khoa cho biết: Cơ thể chúng ta tồn tại một hệ sinh thái các vi sinh vật vô cùng phong phú với hơn 1000 loài khác nhau phân bố khắp nơi từ bề mặt da, tới niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa. Trong đó ruột được ví như là “thủ đô” của hệ vi sinh vật này, 90% các vi sinh vật phân bố tại đây. Hệ khuẩn chí đường ruột đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, nó có thể liên quan tới nhiều vấn đề khác nhau bao gồm:

  • Sức khỏe đường tiêu hóa như viêm dạ dày, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm ruột (Crohn, viêm dạ dày tràng), thậm chí ung thư đại trực tràng
  • Hệ miễn dịch: dị ứng thực phẩm, bệnh hen suyễn, chàm
  • Chuyển hóa: thừa cân, béo phì
  • Tình trạng sức khỏe tâm thần: lo lắng, trầm cảm và chứng tự kỷ

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, ảnh hưởng của hệ khuẩn chí đường ruột đối với sức khỏe tâm thần là một trong các vấn đề nhận được sự quan tâm nhiều nhất của các nhà khoa học. Các nghiên cứu cho thấy, thành phần của hệ khuẩn chí đường ruột giúp giữ cho thành ruột khỏe mạnh và dường như đóng vai trò quan trọng trong phòng chống trầm cảm.

Mối liên quan giữa hệ khuẩn chí đường ruột và bệnh trầm cảm

Mối liên quan giữa hệ khuẩn chí đường ruột và bệnh trầm cảm

Mối tương tác giữa não – ruột và hệ khuẩn chí đường ruột

Ruột hoạt động giống như một “bộ não thứ hai” của cơ thế với một hệ thống từ 200-600 triệu tế bào thần kinh được phân bố rải rác khắp đường tiêu hóa – còn được gọi là hệ thần kinh ruột (ENS). Hệ thần kinh ruột kiểm soát nhu động ruột, sự trao đổi chất qua bề mặt niêm mạc và sản xuất các nội tiết tố đường ruột.

Không chỉ hoạt động một cách độc lập, hệ thống thần kinh ruột còn kết nối chặt chẽ với hệ thần kinh trung ương thông qua dây thần kinh phế vị (dây thần kinh X), qua đó dẫn truyền các tín hiệu từ ruột tới não và ngược lại. Tương tác giữa hệ thần kinh ruột với thần kinh trung ương là một tương tác hai chiều, còn được gọi là Trục Não – Ruột. Sự tồn tại của Trục Não –

Ruột giải thích cho chúng ta vì sao khi tâm trạng căng thẳng, sợ hãi chúng ta lại có thể cảm nhận được ở ruột, xuất hiện những cơn đau bụng, tiêu chảy, táo bón,…Ngược lại, những bệnh nhân mắc các bệnh về tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm, tự kỷ…lại thường hay mắc kèm vấn đề ở đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột.

Mối tương tác giữa não và ruột là rõ ràng, nhưng hệ vi sinh đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong tương tác này và ảnh hưởng đến tính nhạy cảm của một người đối với stress, trầm cảm.

Check Also

Lợi ích sức khỏe bất ngờ của mỡ lợn – nguồn vitamin D

Mỡ lợn đã trở lại mốt và trở thành chất béo được nhiều chuyên gia ...