Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Sức Khoẻ Làm Đẹp >> Hướng dẫn lưu trữ thực phẩm đúng cách, không làm mất dinh dưỡng trong mùa dịch Covid-19

Hướng dẫn lưu trữ thực phẩm đúng cách, không làm mất dinh dưỡng trong mùa dịch Covid-19

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Để dự trữ thực phẩm thông minh thì cách bảo quản thực phẩm dự trữ đúng cách giúp thực phẩm giữ nguyên được lượng dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng.

Bảo quản thực phẩm dự trữ như thế nào để giữ được dưỡng chất trong thực phẩm?

Bảo quản thực phẩm dự trữ như thế nào để giữ được dưỡng chất trong thực phẩm?

Hướng dẫn lưu trữ thực phẩm đúng cách

Trong những ngày hạn chế ra đường và tập trung nơi đông người để phòng chống đại dịch Covid-19 các bà nội trợ thường mua dự trữ phẩm lớn với một lượng để tích trữ trong nhà. Do đó chuyên mục Sức khỏe – làm đẹp sẽ mách bạn cách bảo quản thực phẩm dự trữ đúng cách để đảm bảo dinh dưỡng.

  • Thịt

Đối với thịt mua ở siêu thị, bạn nên giữ nguyên bao bì và để vào tủ lạnh.

Nếu mua thịt từ chờ, bạn hãy chia chúng thành từng phần đủ cho một bữa ăn, bỏ vào hộp riêng và để trong tủ lạnh. Nên sử dụng hết trong 2 ngày.

Nếu muốn giữ thịt tươi lâu hơn, hãy để chúng vào ngăn đông lạnh. Trước khi bỏ vào hãy bọc thịt thật kỹ, tránh bị nhiễm khuẩn và làm giảm độ tươi ngon.

  • Trứng

Bạn có thể bảo quản trứng ở nhiệt độ từ 2-10 độ C trong thời gian từ 20-30. Bạn nên đặt đầu trứng theo chiều đầu to hướng lên trên, sẽ giúp trứng tươi lâu hơn.

  • Hải sản, cá

Do hải sản luôn có mùi thanh, vì vậy bạn cần để chúng trong hộp kín hoặc bọc thật kỹ trước khi cho vào tủ lạnh.

Ngoài ra, bạn có thể pha loãng giấm và đổ trực tiếp lên mình cá để hạn chế được mùi tanh. Luộc cá trước khi cấp đông cũng là một cách để khử mùi tanh của loại thực phẩm này.

Cá tươi nên trữ ở nhiệt độ -1 độ C và dùng trong khoảng 1 tuần. Cá đông lạnh ở nhiệt độ -12 độ C thì nên dùng trong 2 tuần.

  • Rau củ

Các loại rau củ không cần rửa trước khi bỏ vào tủ lạnh vì độ ẩm quá cao sẽ làm chúng nhanh bị hỏng hơn. Bạn chỉ cần loại bỏ những phần rau bị héo úa, có dấu hiệu hy hỏng là được.

Các loại rau củ như su hào, cà rốt, bắt cải… nên đặt xuống dưới sau đó mới xếp các loại rau ăn lá lên trên.

Nhiệt độ thích hợp cho rau của là từ 7-10 độ C. Tốt nhất bạn nên dùng rau trong tuần để đảm bảo dinh dưỡng.

Một số thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng

Một số thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng

3 loại vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch Covid-19

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: những vitamin và khoáng chất có nhiều trong những loại thực phẩm quen thuộc, giúp tăng cường sức đề kháng trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành.

  • Vitamin A

Vitamin A có tác dụng bảo vệ mắt, đảm bảo sự phát triển của xương, răng, bảo vệ niêm mạc và da. Ngoài ra, nó còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.

Bạn có thể tìm thấy vitamin A trong các loại thực phẩm như gan động vật, chất béo từ thịt, trứng… Nguồn tiền tố vitamin A – carotenoid có nhiều trong trứng, sữa, kem, bơ. Các loại củ quả màu vàng, đỏ, rau xanh sẫm, dầu cọ… cũng chứa nhiều tiền tố vitamin A.

  • Vitamin C

Như chúng ta đã biết, vitamin C có khả năng chống oxy hóa cao, bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do. Ngoài ra, nó còn có khả năng chống dị ứng, tăng cường hệ miễn dịch, kích thích tạo dịch mật và giải phóng các hormone steroid.

Vitamin C cũng là chất cần trong quá trình chuyển đổi cholesterol thành acid mật, liên quan đến giải độc.

Bạn có thể tìm thấy loại vitamin này trong rau củ quả như cam, súp lơ xanh, cà chua, dâu tây, ớt xanh và đỏ.

  • Kẽm

Kẽm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Kẽm giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh, giúp vết thương mau lành. Cơ thể thiếu kẽm làm giảm phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch.

Điều dưỡng viên, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM chia sẻ: kẽm còn giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác, khứu giác. Thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến các tế bào này, gây biếng ăn do rối loạn vị giác.

Các loại tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, thịt đỏ, đậu xanh, trứng, bí đỏ và hạt hướng dương, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng..) đều chứa nhiều kẽm.

 

Check Also

Lợi ích sức khỏe bất ngờ của mỡ lợn – nguồn vitamin D

Mỡ lợn đã trở lại mốt và trở thành chất béo được nhiều chuyên gia ...