Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Sức Khoẻ Làm Đẹp >> Chuyên gia chia sẻ về những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời trẻ

Chuyên gia chia sẻ về những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời trẻ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Từ khi trẻ ra đời, trẻ sẽ khiến bạn luôn sửng sốt khi lớn lên và phát triển các kỹ năng mới. bài viết dưới đây của điều dưỡng Hà Nội sẽ giới thiệu với bạn một số thay đổi của trẻ và một số bí quyết để bạn hỗ trợ trẻ trên suốt chặng đường này.

Chuyên gia chia sẻ về những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời trẻ

Tuần 1

Bé được chào đời với những khả năng thiên phú kỳ lạ đã giúp trẻ tồn tại.

Khi bạn nựng nhẹ lên má trẻ, trẻ sẽ lập tức quay đầu lại và sẵn sàng rúc đầu vào vú bạn. Áp vú bạn vào miệng, trẻ sẽ bắt đầu bú và nuốt.

Nếu một vật gì đó động đậy trước mặt, trẻ sẽ chớp mắt.

Giữ nách trẻ, đặt bàn chân trẻ chạm đứng lên một mặt phẳng chắc chắn, trẻ sẽ bước như thể đang đi.

Nếu nghe thấy tiếng ồn ào, trẻ sẽ vung tay và xòe các ngón ra như thể đang cong lưng lại.

Khi bạn vuốt ve bàn chân trẻ, các ngón chân trẻ xòe ra rồi co lại.

Hầu như từ lúc sinh ra, tất cả trẻ đều thích nghe giọng nói của mẹ mình hơn bất kỳ ai. Bé sẽ lắng nghe nhiều hơn khi bạn trò chuyện trực tiếp với trẻ. Có lẽ do bạn phát âm bằng một giọng cao tự nhiên kèm ánh mắt nhìn trẻ.

Hãy nhìn trẻ, khi nghỉ ngơi, trẻ nắm hai bàn tay lại với tư thế các ngón cái gập vào trong. Các ngón tay của trẻ sẽ xòe ra khi trẻ vung hai tay lên. Nếu bạn nhẹ nhàng đặt ngón tay vào lòng bàn tay trẻ, trẻ sẽ nắm nó rất chặt. Trẻ có ngón tay cái bị nhăn khi mới sinh ra là vì khi nằm trong bụng mẹ trẻ đã nút ngón tay đó rồi.

Bạn biết không giai đoạn này, trẻ có phản xạ nắm thật lạ lùng, trẻ nắm rất chặt. Trẻ có thể níu lấy hai ngón tay trỏ của bạn bằng đôi tay trẻ và đung đưa trong không khí. Phản xạ này có thể biến mất rất nhanh, chỉ trong vài ngày sau đó.

Những việc bạn nên làm

Theo Điều dưỡng đa khoa Hà Nội thì sau khi cho trẻ tắm xong, bạn hãy hôn nhẹ vào bụng, các ngón chân và ngón tay trẻ. Những đụng chạm nhẹ nhàng này sẽ giúp trẻ phát triên nhận thức về những bộ phận khác nhau trên cơ thể mình.

Khi trẻ thức, đặt trẻ vào các tư thế khác nhau, nằm sấp, nằm ngửa và nằm nghiêng. Điều này tạo cơ hội cho trẻ nhìn thấy thế giới chung quanh từ góc cạnh mới và rèn tập các nhóm cơ khác nhau.

Tuần 2 – 4

ở giai đoạn này, trẻ luôn cố gắng tự điều khiển bản thân mình. Trẻ bỏ dần một số cử động tự nhiên và bắt đầu cử động tay chân nhuần nhuyễn và có mục đích hơn.

Trẻ bắt đầu điều khiển được đầu mình, đến khoảng 1 tháng tuổi, trẻ sẽ nghiêng đầu qua lại trong nôi. Khi bạn nói chuyện với trẻ theo một nhịp điệu chậm chậm, đều đều, tay chân trẻ cũng cử động chậm chậm và đều đêu theo. Lúc này bạn có thể thử nói nhanh và quan sát, bạn sẽ thấy sự phản hồi của trẻ cũng tăng lên.

Giới thiệu cho trẻ một âm thanh mới, trẻ sẽ ngừng cử động và tỏ vẻ lắng nghe. Sau khi nghe cùng âm thanh đó hai, ba lần, bé ngừng phản ứng. lúc này bạn hãy đưa ra một âm thanh khác cho trẻ và quan sát phản ứng của trẻ.

Giới thiệu cho trẻ một âm thanh mới, trẻ sẽ ngừng cử động và tỏ vẻ lắng nghe

Ở độ tuổi này, trẻ có thể dõi nhìn theo một vật di cộng mà bé thích. Bạn có thể hiểu được ý thích của trẻ bằng cách xem thời gian trẻ nhìn vào một vật gì đó bao lâu, trước khi trẻ ngừng chú ý đến nó.

Những việc nên làm

Theo chuyên gia Lâm Thị Nhung giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng điều dưỡng Hà Nội Nói chuyện với trẻ từ những vị trí khác nhau trong phòng. Khi trẻ tìm kiếm bạn, trẻ bắt đầu kết nối dấu hiệu và âm thanh.

Đặt trẻ nằm sấp trên sàn. Cúi xuống sát bên trẻ, cho trẻ thấy một món đồ chơi sặc sỡ và gọi trên trẻ. Điều đó khuyến khích trẻ ngẩng đầu lên, giúp trẻ tập cổ, lưng, các cơ tay.

Bạn có thể chọn một món đồ chơi sặc sỡ và khuyến khích trẻ dõi nhìn theo nó, trong khi bạn di chuyển món đồ chơi chầm chậm từ trái qua phải các mặt trẻ khoảng 15cm.

Tuần 4 – 8

Trong giai đoạn này trẻ tìm đến vú mẹ như một hành động phản xạ. Trẻ bắt đầu biết mình đang làm gì. Áp vú bạn vào miệng trẻ, trẻ sẽ ngậm vú bạn và bú ngay lập tức.

Khi không bú sữa, trẻ bắt đầu mút hầu như mọi thứ khi được đưa vao miệng. trẻ có thể khởi sự mút ngón tay cái của mình. Khi mới lọt lòng, trẻ mút ngón tay cái của mình nếu nó tình cờ được đưa vào miệng trẻ nhưng ở giai đoạn này trẻ có thể điều khiển cả tay và miệng để thực hiện điều trẻ muốn.

Trẻ biết điều khiển đầu của mình khá hơn. Ở giai đoạn này, hầu hết trẻ sẽ biết ngẩng đầu lên khi đặt nằm sấp.

Vào khoảng 8 tuần tuổi, trẻ có thể mở và khép các ngón tay, chăm chú nhìn chúng như thể  trẻ biết rằng bàn tay trẻ đang nhìn thuộc về trẻ.

Trẻ bắt đầu mỉm cười với mọi người xum quang khi vào khoảng bốn đến sáu tuần tuổi. Khi trẻ mỉm cười, bạn nên hưởng ứng tích cực, trẻ được khích lệ và cứ thế tiếp tục.

Những việc nên làm

Lấy một số bong bóng và thổi cho trẻ thấy. Trẻ sẽ ưa thích nhìn theo chúng, khi chúng từ từ lơ lửng bay.

Đặt một món đồ chơi kêu chit chit vào tay trẻ. Tiếng kêu bất ngờ vang lên sẽ giúp trẻ phát hiện bàn tay trẻ đang làm gì.

Check Also

Lợi ích sức khỏe bất ngờ của mỡ lợn – nguồn vitamin D

Mỡ lợn đã trở lại mốt và trở thành chất béo được nhiều chuyên gia ...