Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Tin Y tế giáo dục >> Bệnh nhân bị viêm mũi vận mạch nên điều trị như thế nào?

Bệnh nhân bị viêm mũi vận mạch nên điều trị như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Viêm mũi vận mạch hay còn gọi là viêm mũi vô căn. Đây là loại viêm mũi không do dị ứng thường gặp nhất. Những dấu hiệu viêm mũi vận mạch có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Niêm mạc mũi trong viêm mũi vận mạch

Niêm mạc mũi trong viêm mũi vận mạch

Bệnh viêm mũi vận mạch là gì?

Viêm mũi vận mạch là bệnh đường hô hấp do các tác nhân bên ngoài (vi khuẩn, nấm mốc, thời tiết…) tạo ra phản ứng giữa hệ thần kinh và giao cảm trong niêm mạc mũi, gây các biểu hiện kiện kích ứng mũi như hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi…

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TP HCM cho biết, viêm mũi vận mạch còn được gọi là viêm mũi vô căn vì đây là căn bệnh không tìm được nguyên nhân rõ ràng, không thể tìm thấy các tế bào viêm đặc hiệu qua những xét nghiệm như tiêm dị nguyên dưới da, xét nghiệm máu tìm IgE, thậm chí ngay cả xét nghiệm tế bào học.

Các biểu hiện và triệu chứng của viêm mũi vận mạch

Những triệu chứng của viêm mũi vận mạch có thể xuất hiện thoáng qua hay dai dẳng. Triệu chứng của chúng giống như các loại viêm mũi khác nhưng không có nguyên nhân rõ ràng. Triệu chứng mạn tính ở mũi bị kích thích do không khí lạnh, thay đổi độ ẩm, tiếp xúc với khói thuốc lá, các loại mùi mạnh, do stress hay vận động,…

Những triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Nghẹt mũi.
  • Chảy mũi.
  • Chảy mũi sau.
  • Ngoài ra còn có các triệu chứng như đau đầu, nặng mặt, ho, tằng hắng,…

Không giống như viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch thường khởi phát ở người trưởng thành. Các triệu chứng không trở nên nặng hơn khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng cổ điển như phấn hoa, mạt bụi nhà, lông chó mèo. Viêm mũi vận mạch có thể kích hoạt do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm hay áp suất không khí. Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng theo mùa do sự thay đổi khí hậu. Do đó, viêm mũi vận mạch theo mùa có thể bị nhầm lẫn với viêm mũi dị ứng theo mùa. Nhưng khác với viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch thường không gây ngứa mũi, ngứa hay chảy nước mắt,…

Các tác nhân ảnh hưởng đến tình trạng viêm mũi vận mạch

Theo trang Tin Y tế giáo dục chia sẻ, các tác nhân gây ra tình trạng viêm mũi vận mạch bao gồm:

  • Môi trường: Ô nhiễm môi trường, bụi bẩn, khói, sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm.
  • Khí hậu: Khí hậu thay đổi từ nóng sang lạnh, đặc biệt là thời tiết khô làm độ ẩm không khí thay đổi đột ngột, dễ gây kích ứng niêm mạc mũi.
  • Rối loạn nội tiết: Một số yếu tố rối loạn nội tiết tố và chuyển hóa như: Sử dụng thuốc ngừa thai; Thay đổi nội tiết tố khi mang thai, kinh nguyệt, các tình trạng về hormone khác như chứng suy giáp.
  • Thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng viêm mũi vận mạch như thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc tâm thần, rượu bia, thuốc giảm đau…
  • Các yếu tố khác: Mùi hôi, khói thuốc, nước hoa, ăn đồ cay nóng, thay đổi cảm xúc (khóc lóc…) hoặc nhiễm virus đều là những tác nhân có thể gây tình trạng viêm mũi vận mạch.

Điều trị bệnh viêm mũi vận mạch như thế nào?

Theo Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết: Tùy theo tình trạng, mà viêm mũi vận mạch có thể điều trị bằng Nội khoa hoặc Ngoại khoa. 

Điều trị bằng nội khoa

  • Tại chỗ: nhỏ mũi, khí dung bằng thuốc co mạch và corticoid. Xịt mũi ngày vài lần.
  • Toàn thân: cho kháng Histamin tổng hợp với liều tăng dần. Nếu corticoid thì dùng theo liều giảm dần. Ức chế thần kinh giao cảm.

Nhìn chung, điều trị viêm mũi vận mạch sẽ sử dụng các thuốc kháng histamine, các loại thuốc kháng viêm xịt mũi như trong điều trị viêm mũi dị ứng.

Nhưng trong những trường hợp nghẹt nhiều có thể sử dụng thêm các loại thuốc co mạch chống nghẹt, hoặc trong trường hợp chảy mũi nhiều có thể sử dụng thêm các loại thuốc chống chảy mũi đặc hiệu. 

Lưu ý: Tất cả các trường hợp dùng thuốc đều cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng. 

Điều trị bằng ngoại khoa

Trong những trường hợp nghẹt nặng không đáp ứng với sử dụng thuốc có thể phẫu thuật làm giảm thể tích cuống mũi dưới.

Hoặc trong trường hợp chảy mũi nặng không đáp ứng với thuốc có thể phẫu thuật cắt dây thần kinh Vidian.

Check Also

Các thay đổi về mắt cần lưu ý trong thời kỳ mang thai

Khi mang thai, có một số thay đổi bình thường và bất thường ảnh hưởng ...