Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Tin Y tế giáo dục >> Báo động số ca sốt xuất huyết tăng nhanh và diễn biến bất thường

Báo động số ca sốt xuất huyết tăng nhanh và diễn biến bất thường

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Những ngày gần đây, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội diễn biến ngày càng phức tạp. Số ca nhiễm sốt xuất huyết tăng nhanh và tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2016.

Nhiều trẻ nhỏ mắc sốt xuất huyết phải nằm viện

Nhiều trẻ nhỏ mắc sốt xuất huyết phải nằm viện

Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra và lây truyền qua đường muỗi đốt.Virus sốt xuất huyết có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4 nên bệnh nhân mắc rồi vẫn có thể bị mắc lại. Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, bệnh có các triệu chứng dễ nhầm với bệnh sốt virus  nên nhiều người thường chủ quan dẫn tới tình trạng bệnh nặng. Nếu bị biến chứng sẽ dẫn đến xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa,…

Tăng nhanh và đột biến.

Theo tin Y tế Giáo dục: Trong thời gian gần đây, tình hình sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội ngày càng diễn biến phức tạp, chu kỳ dịch có sự thay đổi bất thường. 10 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm Hà Nội có khoảng 5000 – 6000 ca nhiễm bệnh sốt xuất huyết. Thông thường hàng năm mùa dịch bắt đầu từ tháng 6, tháng 7 nhưng năm nay dịch lại xuất hiện sớm ngay từ đầu tháng 4. Bệnh nhân mắc bệnh rải rác trong các tháng nhưng có xu hướng tăng nhanh trong những tuần gần đây. Nguyên nhân khách quan được xác định là do Hà Nội đang trong giai đoạn chuyển mùa, nền nhiệt cao lại mưa nhiều kết hợp với mật độ dân số đông, tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ, môi trường ô nhiễm,… Đây là điều kiện lý tưởng cho muỗi sinh trưởng và phát triển.

Theo báo cáo mới nhất của Sở Y tế Hà Nội; từ ngày 19/6 đến ngày 25/6, toàn Hà Nội có 574 trường hợp mắc mới được ghi nhận. Các đơn vị có số mắc cao là Hoàng Mai (129 ca), Đống Đa (127 ca), Hai Bà Trưng (46 ca), Hà Đông (35 ca), Thanh Trì (32 ca), Nam Từ Liêm (32 ca), Thanh Xuân (30 ca). Hiện tại, gần 90% số bệnh nhân đã khỏi, chỉ còn 270 trường hợp đang điều trị tại các bệnh viện. Hiện nay dịch sốt xuất huyết đã được ghi nhận trên diện rộng. Bệnh nhân phân bố tại 28/30 quận, huyện.

Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.

Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.

Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết.

Theo như chia sẻ của Điều dưỡng viên đang công tác tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết các dấu hiệu mắc bệnh sốt xuất huyết đối với từng đối tượng như sau:

Với trẻ em:

  • Sốt cao, đột ngột từ 38 – 40 độ nhưng không kèm các triệu chứng như ho, sổ mũi. Thời gian sốt từ 2 đến 7 ngày.
  • Có dấu huyệt xuất huyết: nôn ra máu, chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi cầu ra máu, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt,…
  • Đau bụng dữ dội ở vùng dưới sườn bên phải.
  • Sốc thường xuất hiện ở ngày thứ 3 – 6 của bệnh. Dấu hiệu: trẻ mệt li bì, đi tiểu ít, chân tay lạnh cóng,…

Với người lớn:

  • Sốt cao từ 38 – 40 độ, kéo dài từ 2 – 7 ngày, khó hạ.
  • Mệt mỏi, tiêu chảy.
  • Đau khắp cơ thể: đau khớp xương, đau dữ dội vùng trán, đau sau hốc mắt.
  • Có dấu hiệu xuất huyết.

Biện pháp phòng chống.

Trước tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, thời gian qua ngành y tế Hà Nội đã có những biện pháp hết sức quyết liệt nhằm ngăn chặn bệnh dịch bùng phát. Tuy nhiên không đạt hiệu quả cao. Tốc độ gia tăng các ca mặc bệnh mới vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Các ca bệnh dù vẫn tập trung ở những khu vực trọng điểm như những năm trước nhưng đang có dấu hiệu lây lan sang các huyện nội đô như Thường Tín, Hoài Đức.

Được biết ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó hai biện pháp phòng bệnh thường gặp nhất là diệt muỗi trưởng thành và diệt bọ gậy.

Diệt trừ mầm mống để chống bệnh sốt xuất huyết

Diệt trừ mầm mống để chống bệnh sốt xuất huyết

Để ngăn chặn bệnh dịch phát triển; trong thời gian tới, ngành y tế Hà Nội sẽ tiếp tục  phối hợp với các cấp chính quyền địa phương tích cực tập trung thực hiện tốt công tác giám sát dịch bệnh nhằm phát hiện sớm các ca bệnh tại cộng đồng. Triển khai quyết liệt các biện pháp chủ động phòng chống dịch bệnh  như: vệ sinh môi trường sống để muỗi không có nơi cư trú; phun hóa chất diện rộng diệt muỗi trưởng thành, bọ gậy; tuyên truyền và hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng;… Khi phát hiện các ổ dịch mới, cần khoanh vùng để xử lý kịp thời, triệt để;  tránh lây lan và hạn chế thấp nhất thiệt hại do bệnh gây ra.

Nguồn: Cao đẳng Y Dược

Check Also

Các thay đổi về mắt cần lưu ý trong thời kỳ mang thai

Khi mang thai, có một số thay đổi bình thường và bất thường ảnh hưởng ...